Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Giá thép xây dựng hôm nay 26/6/2020: Tăng nhẹ, do lo ngại thiếu hụt nguyên liệu sản xuất 

Giá thép 26/06/2020

Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 6 đồng nhân dân tệ/tấn lên 3.620 nhân dân tệ/tấn vào lúc 12h00 (giờ Việt Nam) ngày 26/6.

thep911lan220200417112523_20200626124258

Ảnh minh họa - Internet 

Các chuyên gia phân tích tại S&P Global Platts dự đoán, giá quặng sắt với hàm lượng 62% sẽ giảm xuống khoảng 70 USD/tấn trong năm nay, do nguồn cung quặng sắt dồi dào đến từ Úc và Brazil. 

Dự kiến nhu cầu sản xuất thép của các công ty Trung Quốc sẽ tăng, khi hoạt động kinh tế phục hồi trở lại sau đại dịch COVID-19. 

Trước đó, vào tháng 4/2020, sản lượng thép thô tại quốc gia châu Âu này đã giảm mạnh 24%. WV Stahl cũng đưa ra cảnh báo, nhu cầu tiêu thụ thép có thể giảm xuống mức thấp hơn so với thời kì khủng hoảng tài chính năm 2009. 

ThyssenKrupp, nhà sản xuất thép lớn nhất tại Đức cho biết, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, tài chính của Tập đoàn đã bị ảnh hưởng đáng kể do những tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19. 

Indonesia đặt ra mục tiêu tăng tổng sản lượng khai thác than lên mức 550 triệu tấn trong năm 2020. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ năng lượng thấp nên nhiều khả năng nước này sẽ không đạt được mục tiêu đề ra, theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Khoáng sản Arifin Tasrif. 

Tác động của đại dịch COVID-19 đã khiến hai thị trường tiêu thụ than lớn là Trung Quốc và Ấn Độ không còn “mặn mà” với việc nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng sản xuất than của Indonesia. 

Ấn Độ áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán phẳng được mạ hoặc tráng bằng hợp kim nhôm và kẽm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc.

Tại Nam Phi, công ty khai thác than Exxaro Resources dự kiến sẽ cắt giảm tổng sản lượng và doanh số bán than nửa cuối năm 2020 trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thấp và tác động của đại dịch Covid-19 vẫn chưa dừng lại.

Khối lượng sản xuất và bán than trong nửa cuối năm 2020 dự kiến sẽ giảm khoảng 1 - 2%. Đồng thời, chi phí vốn trong năm nay cũng sẽ thấp hơn 15% so với kì vọng đặt ra vào hồi tháng 3, theo Reuters. 

Nguồn thép phế liệu tại Trung Quốc thắt chặt, các nhà máy thép đối mặt với chi phí sản xuất cao, trong khi giá phế liệu quốc tế thấp hơn nhiều so với trong nước. 

Do đó, các nhà máy thép Trung Quốc kỳ vọng chính phủ có thể cho phép nhập khẩu phế liệu để giảm chi phí sản xuất và hơn nữa tăng hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, các quan chức của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) và các nhà máy thép kêu gọi thúc đẩy mở lại nhập khẩu phế liệu.

Lượng sắt thép xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 760%

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2020 cả nước xuất khẩu 3,01 triệu tấn sắt thép, thu về 1,67 tỷ USD, giá 554,2 USD/tấn, tăng 2,7% về lượng nhưng giảm 11,6% về kim ngạch và giảm 13,9% về giá so với cùng kỳ năm 2019. 

Riêng tháng 5/2020 xuất khẩu 428.361 tấn, thu về 245,51 triệu USD, giá trung bình 573,2 USD/tấn, giảm 26,5% về lượng, giảm 22,8% về kim ngạch nhưng tăng 5% về giá so với tháng 4/2020. 

Campuchia đứng đầu thị trường về tiêu thụ sắt thép của Việt Nam chiếm gần 20% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước, đạt 590.266 tấn, tương đương 318,74 triệu USD, giá 540 USD/tấn, giảm 20,4% về lượng, giảm 28,1% về kim ngạch và giảm 9,7% về giá so với cùng kỳ năm trước. 

Xuất khẩu sang Trung Quốc 5 tháng đầu năm nay tăng mạnh 763,8% về lượng và tăng 586,8% về kim ngạch, nhưng giảm 20,5% về giá, đạt 570.410 tấn, tương đương 233,69 triệu USD, giá 409,7 USD/tấn,. 

Xuất khẩu sang Malaysia đạt 275.609 tấn, tương đương 161,89 triệu USD, giá 587,4 USD/tấn, giảm 9,6% về lượng và giảm 13,2% về kim ngạch, giảm 4% về giá.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắt thép sang đa số các thị trường giảm cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó, các thị trường giảm mạnh như: Ai Cập giảm 96% cả về lượng và kim ngạch, đạt 51 tấn, tương đương 0,04 triệu USD; Saudi Arabia giảm 88,6% cả về lượng và giảm 86,8% kim ngạch, đạt 550 tấn, tương đương 0,4 triệu USD; Ấn Độ giảm 70,8% về lượng và giảm 64,2% kim ngạch, đạt 14.297 tấn, tương đương 13,23 triệu USD.

Giá cao su hôm nay 26/6/2020: Giảm mạnh – Giá cao su ngày 26/6 giảm xuống mức thấp nhất 1,5 tuần do các trường hợp nhiễm virus corona mới tại Mỹ gia tăng.

Giá Bitcoin hôm nay 26/6/2020: Tiếp tục giảm, giao dịch quanh mức 9.200 USD  – Giá Bitcoin ngày 26/6 tiếp tục giảm, kéo theo sự sụt giảm của toàn thị trường.

Kim Khí Sài Gòn tổng hợp từ VOH



source https://kimkhisaigon.com.vn/gia-thep-xay-dung-hom-nay-26-06-2020-n799.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét