Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

5 hạn chế của nghành gia công cơ khí trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Gia công cơ khí
Nhận diện những thách thức đó Kim Khí Sài Gòn xin nêu lên 5 hạn chế của ngành gia công cơ khí hiện nay nhằm giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về gia công cơ khí trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tình hình phát triển ngành gia công cơ khí

Gia công cơ khí là một phần quan trọng của ngành cơ khí, là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Thời kỳ sơ khai nó được biểu hiện đơn giản dưới dạng nghề thủ công chế tạo, sửa chưa các dụng cụ phục vụ đời sống con người
Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nghề này bắt đầu phát triển mạnh nhưng chưa thể trở thành một ngành theo đúng nghĩa là ngành gia công cơ khí. Phải mãi đến năm 1958, khi nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo được xây dựng, thì nền móng ngành công nghiệp cơ khí, gia công cơ khí mới bắt đầu hình thành.
Từ đó đến nay, ngành này đã phát triển khá toàn diện, đã có sự chuyên môn hóa ở một số loại hình cụ thể, trình độ công nghệ cũng ở một mức độ nhất định và tạo ra các sản phẩm cho các ngành kinh tế, đáp ứng nhu cầu hàng ngày nhân dân, doanh nghiệp góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước
Xác định được vai trò quan trọng và nền tảng của ngành gia công cơ khí, gia công cơ khí đối với phát triển kinh tế - xã hội. Ngày 17/10/2003, bộ chính trị ban hành Kết luận 25-KL/TW về chiến lược phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam với những quan điểm, đường lối cụ thể: “Cơ khí là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội” và “phải xây dựng ngành cơ khí để đủ sức cạnh tranh vươn lên trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế”.
Hiện thực hóa chủ trương, đường lối của đảng, chính phủ, thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm, giai đoạn 2009-2015; Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ”;
Tranh thủ sự quan tâm, ưu ái, ủng hộ của chính phủ, gia công cơ khí Việt Nam thời gian qua phát triển mạnh mẽ, các công ty gia công cơ khí xuất hiện vô số trên khắp cả nước, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM. Đặc biệt là các cơ sở gia công cơ khí, gia công cơ khí chính xác tại TPHCM mọc lên như nấm sau mưa và đã đạt được những kết quả nhất định.
Theo thống kê, năm 2016, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cơ khí, gia công cơ khí cũng đã đạt trên 13 tỷ USD, chủ yếu là các loại thiết bị gia dụng và phụ tùng linh kiện xe ô tô, xe máy. Nếu tính cả sắt thép các loại thì kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam cả năm 2016 đạt trên 16 tỷ USD. Những kết quả trên đã phần nào góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5 hạn chế của ngành gia công cơ khí hiện nay

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song công nghiệp cơ khí Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, thể hiện qua các mặt cụ thể sau:
Thứ nhất, về thị trường: Ngành gia công cơ khí đa dạng về sản phẩm nhưng cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu tương đối gay gắt. Việc mở rộng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin thị trường và năng lực cạnh tranh của công ty gia công cơ khí trong nước chưa đủ mạnh để cạnh tranh với các nước hàng đầu thế giới về cơ khí
Thứ hai, về trình độ tay nghề, khoa học công nghệ: Thực tiễn cho thấy, các công ty gia công cơ khí thiếu đầu ra cho sản phẩm nên cũng không có cơ hội tích lũy và đầu tư đổi mới công nghệ. Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra, các công nghệ mới đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức, phương thức sản xuất hiện nay, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới và cập nhật xu thế công nghệ đối với các cơ sở gia công cơ khí.
Thứ ba, về nguyên liệu, phụ liệu: Nguyên liệu của ngành gia công cơ khí hầu hết là sắt thép và hợp kim màu, nhưng đa phần các nguyên liệu này phải nhập khẩu chứ chưa được sản xuất trong nước, nhất là các nguyên liệu thép phôi công nghiệp như: thép tấm, thép hình, thép ống, thép hộp, thép ray....Chính vì phải nhập khẩu những nguyên liệu này nên việc biến động thị trường về giá của các nguyên liệu sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến gia công cơ khí nhất là giá thép, giá quặng sắt
Thứ tư, về nguồn nhân lực: Nhân lực ngành gia công cơ khí còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Trình độ tay nghề của các kỹ sư, kỹ thuật viên đa phần còn kém, số lượng kỹ sư có trình dộ cao, được đào tạo bài bản còn thiếu.
Thứ năm, vai trò của hiệp hội ngành nghề chưa phát huy hiệu quả: Hiệp hội ngành nghề chưa phát huy được tính đại diện trong tập hợp ý kiến và hành động chung, chưa thu hút được sự tham gia của các công ty gia công cơ khí và chưa liên kết chặt chẽ được các thành viên với nhau. Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có tới 21000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vức cơ khí nhưng hiệp hội ngành nghề mới chỉ thu hút được hơn 100 doanh nghiệp. Chính điều này dẫn đến không có sự kết nối, hỗ trợ nhau giữa các doanh nghiệp, thậm chí rất dễ xảy ra cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị gia công cơ khí trên cùng địa bàn
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của ngành gia công cơ khí nói trên là do các công ty gia công cơ khí đa phần là quy mô nhỏ, trình độ công nghệ hạn chế, chưa khẳng định được năng lực, thương hiệu
Việc xây dựng các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình gia công cơ khí cũng chưa được chú trọng, thiếu đồng bộ với việc hỗ trợ hoạt động của các cơ quan kiểm định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đã đăng ký. Tiêu chí đấu thầu, điều kiện đàm phán thường bất lợi cho các công ty gia công cơ khí trong nước và tạo nhiều lợi thế cho các công ty nước ngoài
Sự chồng chéo trong quản lý dẫn đến tình trạng chiếm giữ độc quyền công nghệ và thiết bị làm hạn chế phân công chuyên môn hóa, chậm đổi mới kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất gia công cơ khí, chất lượng sản phẩm không đồng đều, chi phí sản xuất cao
Tài liệu tham khảo:
Kết luận 25-KL/TW ngày 17/10/2003 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam;
Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm, giai đoạn 2009-2015;
Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 29/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chết tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2012-2025;
Chỉ thị số 494/CT-TTg ngày 20/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn nhà nước.


Tham khảo nguồn: https://kimkhisaigon.com.vn/5-han-che-cua-nghanh-gia-cong-co-khi-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-n609.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét