Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

4 bước quan trọng khi thi công cừ larsen bằng phương pháp tĩnh

Ngày nay việc thi công cừ larsen là nhu cầu gần như bắt buộc đối với các công trình xây dựng nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và các công trình lân cận. Hiện nay có rất nhiều phương pháp ép cọc cừ larsen, tuy nhiên phương pháp tĩnh tại sao lại được sử dụng phổ biến nhất? Hãy cùng Kim Khí Sài gòn tìm hiểu các bước quan trọng của phương pháp này.


1. Khảo sát trắc địa và chuẩn bị

Tập kết cừ larsen
1.1 Khảo sát trắc địa và dự tính thời gian thi công

Công tác trắc địa đóng vai trò rất quan trọng, nó giúp cho việc thi công xây dựng được chính xác đảm bảo được hình dáng, kết cấu, kích thước của công trình, giảm thiểu những sai sót cho công tác thi công. Công tác trắc địa phải tuân thủ theo TCVN 3972:85. Sau khi khảo sát trắc địa thì tính toán, dự tính thời gian thi công

1.2 Chuẩn bị

- Lắp đặt nguồn điện 380V – 125KW, atomat tối thiểu 100A và đ­ường tạm để máy, cẩu thi công

- Tập kết máy ép cừ larsen tĩnh, cẩu lốp chuyên dụng và vật liệu ép cừ larsen về vị trí thi công

- Kiểm tra, kiểm định tất cả các máy móc thiết bị đủ và đạt tiêu chuẩn

- Phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị phục trách chuẩn bị đư­ờng để đảm bảo cho máy móc di chuyển trong quá trình thi công đ­ược an toàn

- Tập huấn quy trình an toàn lao động cho công nhân vận hành và thư­ờng xuyên yêu cầu cán bộ tại công trình kiểm tra, giám sát, nhắc nhở.

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân vận hành trên công tr­ường ( Giầy, quần áo, mũ bảo hộ....)

- Đặt các biển bao nguy hiểm tại các vị trí cần thiết

- Cử ng­ười hư­ớng dẫn, xi nhan máy, phân luồng (Nếu cần)

2. Ép cọc cừ larsen

Ép cọc cừ larsen bằng phương pháp tĩnh


- Sử dụng máy ép thủy lực trong thi công cùng bản vẽ biện pháp thi công

- Độ thẳng đứng của cây cừ larsen có sai số trong khoảng từ 0-1% và đầu cừ nghiêng ra phía ngoài công trình. Độ thẳng đứng của cây cừ trong quá trình ép được căn chỉnh bằng máy và sử dụng quả rọi để xác định độ thẳng đứng của cừ

B­ước 1: Đặt đế vào vị trí ép đầu tiên và chất tải.

B­ước 2: Đặt máy vào đế, cẩu cừ cho vào đầu kẹp và tiến hành ép cây cừ đầu tiên đến chiều sâu quy định.

Bước 3: Máy ép thanh cọc cừ thứ 2 và xác định mức chịu tải của cọc.

B­ước 4: Nâng bộ phận đầu bò của máy lên và dừng lại ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.

Bư­ớc 5: Sau khi ổn định nâng máy ép cọc cừ lên.

B­ước 6: Kéo ray bàn để đẩy máy tiến về phía trư­ớc.

B­ước 7: Điều chỉnh chân máy tương ứng với hàng cừ, để đ­ặt máy xuống cọc cừ từ từ.

B­ước 8: Tiếp tục ép cây cừ xuống theo chiều sâu quy định.

B­ước 9: Ép các cây cừ khác tương tự

*Lưu ý:

- Phải căn chỉnh cẩn thận để cọc không bị xiên

- Đóng xong một cọc khi di chuyển máy đến vị trí cọc mới phải chú ý đến nền đất tránh hiện t­ượng nền đất bị sụt, lún làm nghiêng máy, lật máy

3. Nhổ cọc cừ larsen

- Phần nhổ làm ngược lại so với phần ép

B­ước 1: Đặt máy vào vị trí cây cuối cùng ở quá trình ép ban đầu để nhổ ngược lại.

Bước 2: Tiến hành nhổ cây đầu tiên và xác định mức chịu tải của cọc.

B­ước 3: Nâng thân máy lên và dừng lại ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.

B­ước 4: Nâng bộ phận đầu bò của máy lên và dừng lại ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.

Bư­ớc 5: Sau khi ổn định nâng máy ép cọc cừ lên.

B­ước 6: Kéo ray bàn để đẩy máy tiến về phía trư­ớc.

B­ước 7: Điều chỉnh chân máy tương ứng với hàng cừ, để đ­ặt máy xuống cọc cừ từ từ.

B­ước 8: Tiếp tục nhổ cây cừ lên.

B­ước 9: Nhổ các cây cừ khác tương tự.

*Lưu ý:

- Khi rút cọc cừ vị trí đứng cẩu để phục vụ rút bên thi công sẽ kết hợp cùng chủ đầu tư bàn bạc, nếu không thể đứng đ­ược ở phần đ­ường nội bộ và đ­ường vành đai 2 chủ đầu t­ư phải cho phép bên thi công cho cần trục xuống sàn tầng hầm để phục vụ công tác rút cọc.

- Để có thể rút cừ đ­ược thuận lợi bên Chủ đầu t­ư nên cho thi công phần t­ường hầm để tiến hành rút cọc rồi mới thi công tiếp phần sàn đáy tầng hầm để tránh trường hợp cần trục phải di chuyển vào sàn tầng hầm gây sự cố gãy ­hỏng sàn.

- Khi rút cọc phải dùng cát và nước bơm vào để bù vào lượng hao hụt của đất sau khi nhổ cừ lên, tránh làm sạt lở, lún các công trình lân cận




4. Nghiệm thu và hồ sơ

– Cử cán bộ lập nhật ký thi công và có mặt th­ường xuyên tại công trình để theo dõi, ghi chép công việc làm hàng ngày.

– Cuối ngày tổng hợp khối lượng cùng chủ đầu tư hoặc đại diện hay giám sát hay tổng thầu ký.

– Trong trư­ờng hợp xảy ra trục trặc, sự cố thì phải báo cáo t­ư vấn và cùng t­ư vấn giám sát lập biên bản hiện tr­ường


*Những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công

- Phải th­ường xuyên kiển tra các mối hàn liên kết, các bulông, xích truyền lực, puly cáp, mô tơ và hệ thống điện…

- Tuyệt đối không đư­ợc đứng d­ưới đ­ường dây điện cao thế

- Tuyệt đối cấm những ng­ười không có nhiệm vụ đi vào khu vực thi công

- Công nhân lao động chỉ đ­ược làm việc dưới sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật và thợ máy

Kết luận

Trên đây là các bước quan trọng khi thi công cừ larsen bằng phương pháp tĩnh được Kim khí Sài Gòn tổng kết từ quá trình nhiều năm kinh nghiệm thi công ép cọc cừ tại TPHCM. Với đội ngũ kỹ sư lành nghề cùng các trang thiết bị hiện đại chúng tôi khẳng định rằng nếu được chủ đầu tư lựa chọn chúng tôi sẽ hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư một công trình đảm bảo về chất lượng, có tính mỹ thuật cao và bàn giao đúng tiến độ.


Xem bài viết gốc tại: 4 bước quan trọng khi thi công cừ larsen bằng phương pháp tĩnh

Giới thiệu về Kim Khí Sài Gòn




Lời đầu tiên Kim Khí Sài Gòn xin gửi tới Quý khách hàng lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng.


Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Xuất Nhập Khẩu Kim Khí Sài Gòn, chuyên cung cấp thép, thép Sài Gòn chuyên dụng trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, gia công cơ khí chế tạo, thi công ép cọc cừ larsen…



Công ty với đội ngũ lãnh đạo, công nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, chuyên môn cao, có thể tư vấn cho khách hàng tất cả các sản phẩm về thép, nên đến với Kim Khí Sài Gòn, khách hàng, đối tác có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp mà vẩn tiết kiệm được về tài chính. Công ty và các thành viên trong công ty đã tạo uy tín với khách hàng trong việc thực hiện dịch vụ cung cấp vật tư thép các loại như sau:

1. Thép nhập khẩu ống đúc của Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

2. Thép cuộn cán nóng, thép tấm cán nóng, thép cán nguội. Mác thép của Trung Quốc : SS400, Q235A, Q235B, Q235C, Q235D,….theo tiêu chuẩn : JIS G3101, GB221-79 Mác thép của Mỹ : A570 GrA, A570 GrD, Mác thép của Nga: CT3, CT3πC , CT3Kπ , CT3Cπ Q345B, 65r, SB410 , 15X , 20X,.....

3. Thép dùng trong ngành đóng tàu A36,AH36,EH36.

4. Thép tấm chịu nhiệt A 515, HARDOX 500...

5. Thép không gỉ, Cung cấp các loại thép carbon cao (C45, S45C, S50C…SKD11…v.v… Thép làm khuôn mẫu, cơ khí chế tạo…),

6. Thép hình H, I, U. V. L, thép hộp vuông, thép chữ nhật, Công dụng: Dùng trong công trình xây dựng cầu đường, xây dựng nhà xưởng, kết cấu nhà tiền chế.

7. Thép ống theo Tiêu chuẩn: ASTM A106-Grade B, ASTM A53-Grade B, API-5L, GOST, JIS, DIN, GB/T… Xuất xứ: China-Japan-Korea-Nga…

8. Cung cấp thép ray, thép ray tàu P11-P15- P18-P22-P24-P30-P38.......QU120

9. Thép tấm các loại như: thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội, thép tấm mạ kẽm, thép tấm chịu nhiệt, thép tấm chịu mài mòn, thép tấm chóng trượt

Đặc biệt chúng tôi hiện là một trong những cty gia công cơ khí, thi công cừ larsen hàng đầu tại TP HCM và khu vực phía Nam với nhiều năm kinh nghiệm đã tạo được uy tín trên thị trường

Với chúng tôi:
Uy tín là hàng đầu
Chất lượng sản phẩm là trọng tâm
Lợi ích khách hàng là then chốt
Phục vụ tận tâm là trách nhiệm

Để được hỗ trợ, tư vấn và đặt hàng. Quý khách vui lòng liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Xuất Nhập Khẩu Kim Khí Sài Gòn

VPĐD: Kênh C - Thế Lữ - Xã Tân Nhựt - Huyện Bình Chánh - TP. Hồ Chí Minh

VPĐD: KĐT Thanh Hà - Hà Đông, Hà Nội

Nhà Kho - Xưởng: Đường N7, Khu công nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0912 014 931

Fax: 028. 6262901

Website: kimkhisaigon.com.vn

Email: kimkhisaigon.kd@gmail.com

Tham khảo bài viết gốc tại Kim Khí Sài Gòn